Bạn đang nghĩ về việc thành lập doanh nghiệp và bán các sản phẩm trực tuyến? Nếu vậy, bạn sẽ gia nhập thế giới E-Commerce cùng hàng triệu doanh nhân trên khắp thế giới.
E-commerce là gì?
E-commerce (hay ecommerce) là chữ viết tắt của Electronic Commerce, dịch ra tiếng Việt làthương mại điện tử. Là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên hệ thống điện tử như internet thông qua hệ các website hoặc ứng dụng di động.
Thương mại điện tử cho phép bạn có thể mua bán sản phẩm trên quy mô toàn cầu, 24 giờ mỗi ngày, điều mà các cửa hàng truyền thống không thể làm.
E commerce được biết tới lần đầu tiên vào những năm 1960 thông qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trên các mạng giá trị gia tăng (VAN – Một hệ thông thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm. Khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiêu máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới).
Cũng giống như bất kỳ công nghệ kỹ thuật số hoặc thị trường mua hàng dựa trên người tiêu dùng, e commerce đã phát triển qua nhiều năm. Khi các thiết bị di động trở nên phổ biến hơn, cùng với sự gia tăng của các trang web như Facebook, Pinterest, phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một động lực quan trọng của E- Commerce.
Thương mại điện tử đã phát triển và ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, có nhiều lý do giải thích tại sao điều này lại xảy ra. Khi internet trở nên ăn sâu vào cuộc sống và thói quen hàng ngày của chúng ta
Các mô hình thương mại điện tử e-commerce
Có bốn loại mô hình thương mại điện tử chính có thể mô tả hầu hết mọi giao dịch diễn ra giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Business to Consumer (B2C)
Khi một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng cá nhân (ví dụ: Bạn mua một đôi giày từ một nhà bán lẻ trực tuyến).
Business to Business (B2B)
Khi một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác (ví dụ: Một doanh nghiệp bán phần mềm dưới dạng dịch vụ cho các doanh nghiệp khác sử dụng)
Consumer to Consumer (C2C)
Khi người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng khác (ví dụ: Bạn bán đồ cũ của mình trên eBay cho người tiêu dùng khác).
Consumer to Business (C2B)
Khi người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Lợi ích của thương mại điện tử e-commerce
Bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử chưa bao giờ dễ dàng đến vậy. Các nền tảng như Shopify và WooC Commerce cho phép ngay cả những cá nhân ít hiểu biết về công nghệ cũng dễ dàng thiết lập một cửa hàng trực tuyến để bắt đầu kinh doanh online.
Dưới đây là một số lý do khiến e-commerce trở nên hấp dẫn với các doanh nhân:
Không giới hạn khoảng cách
Với một cửa hàng truyền thống, nếu bạn đang kinh doanh ở Hà nội và muốn mở rộng tại Tp.HCM, bạn cần phải mở thêm cửa hàng. E-commerce không có giới hạn này. Trên thực tế, bạn có thể bán cho bất cứ ai, bất cứ nơi nào trên thế giới thông qua một doanh nghiệp thương mại điện tử trực tuyến.
Không giới hạn vị trí cửa hàng
Chủ doanh nghiệp thương mại điện tử không bị ràng buộc với bất kỳ một địa điểm nào khi điều hành doanh nghiệp của họ. Miễn là bạn có máy tính xách tay và kết nối internet, bạn có thể điều hành doanh nghiệp của mình ở khắp mọi nơi.
Không giới hạn thời gian
Các cửa hàng truyền thống thường giới hạn thời gian mở cửa mỗi ngày. E-commerce mở 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm. Điều này cực kỳ thuận tiện cho khách hàng và là cơ hội tuyệt vời cho các thương gia.
Tiết kiệm chi phí
Kinh doanh thương mại điện tử có chi phí thấp hơn so với kinh doanh truyền thống. Bạn không phải trả tiền thuê nhà, không cần quá nhiều nhân viên phải thuê và rất ít chi phí vận hành. Điều này làm cho một doanh nghiệp thương mại điện tử có lợi thế cạnh tranh về giá và cơ hội gia tăng thị phần đáng kể.
Quản lý hàng tồn kho tự động
Việc quản lý hàng tồn kho khá dễ dàng thông qua các công cụ trực tuyến. Điều này giúp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành và tồn kho.
Thách thức của thương mại điện tử e-commerce
Mọi thứ mà Bstyle.vn để cập ở trên về e-commerce nghe có vẻ tuyệt vời, tuy nhiên chắc chắn sẽ có một số thách thức khi bạn quyết định tự mình bước vào thế giới thương mại điện tử.
Lòng tin của khách hàng
Để lấy được lòng tin của khách hàng là rất khó, vì khách hàng không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm nên khách hàng thường e ngại về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả.
Vấn đề kỹ thuật
Nếu bạn không phải là một người rành công nghệ, bạn có thể bắt gặp một số vấn đề như
- Bạn muốn điều chỉnh banner hoặc giao diện cửa hàng trực tuyến nhưng bạn không biết đồ họa hoặc thiết kế website
- Website bị tấn công do virus, hacker… là điều không thể tránh khỏi.
Đối thủ cạnh tranh
Chi phí để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thường quá nhỏ đề bắt đầu khiến nó trở thành một thị trường bão hòa. Vì vậy, bạn cần phải có chiến lược và giải pháp riêng cho mình nếu không sẽ không thể nào tạo bước đột phá để lôi kéo khách hàng về phía mình.
Vấn đề thanh toán
Khi xác định kinh doanh thương mại điện tử, bạn cần phải lường trước những vấn đề có thể phát sinh, nhất là khâu thanh toán. Đặc thù của kinh doanh online ở Việt Nam là thanh toán khi nhận hàng (COD), đồng nghĩa với việc luôn có bất ngờ phút 90 khi khách đổi ý.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm thương mại điện tử e-commerce là gì và các vấn đề xoay quanh e-commerce. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé. Bstyle.vn sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.